Ngô Tất Tố | Tiểu sử, tác phẩm & trích dẫn hay | Atabook.com
Cập nhật lần cuối vào ngày 21/08/2023

Ngô Tất Tố

Nhà văn, nhà báo, dịch giả, tác giả của Tắt đènLều chõng

Ngô Tất Tố

Sinh: năm 1893 tại Bắc Ninh (cũ), nay thuộc Đông Anh, Hà Nội
Mất: 20 tháng 4 năm 1954 (60-61 tuổi) tại Bắc Giang
Nghề nghiệp: Nhà văn, nhà báo, dịch giả, nhà nghiên cứu
Tác phẩm tiêu biểu: Tắt đèn, Lều chõng, Kinh Dịch (dịch và chú giải), v.v..

Ngô Tất Tố sinh ra trong một gia đình nhà Nho nên sớm thụ hưởng nền giáo dục Nho học đương thời vì cả thân phụ và ông nội của ông vốn là những nhà Nho trong làng. 
 
Năm 1912, Ngô Tất Tố chuyển sang học chữ Pháp một thời gian, sau lại tham dự các kỳ thi Nho học trong giai đoạn cuối của chế độ khoa cử truyền thống được triều Nguyễn tổ chức và ông đỗ đầu kỳ khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh năm 1915 nên còn được gọi là "đầu xứ Tố".

Năm 1917, khi chế độ thi cử bằng chữ Hán được thay bằng tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ theo quy định mới của Phủ Toàn quyền Đông Dương, Ngô Tất Tố sống bằng nghề dịch sách, viết báo đăng trên 
các tờ Phổ thông, Trung Bắc chủ nhật, Thời vụ và Hà Nội tân văn... 

Năm 1923, tác phẩm dịch đầu tiên của Ngô Tất Tố là Cẩm hương đình đã được Tản Đà thư cục – nhà xuất bản riêng của thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, ấn hành ra mắt bạn đọc.

Năm 1926, Ngô Tất Tố viết bài và làm thư ký tòa soạn cho tờ An Nam tạp chí – một tờ báo cũng do Tản Đà sáng lập. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí nên một thời gian sau đó, tờ báo phải tự đình bản. Ngô Tất Tố cùng Tản Đà vào Sài Gòn tìm cơ hội mới. Trong thời gian ở Nam Kỳ, Ngô Tất Tố có cơ hội tiếp cận với tri thức và văn hóa thế giới ở vùng đất khi đó là thuộc địa chính thức của Pháp, đồng thời theo đuổi nghề viết văn để sau này trở thành một nhà báo, nhà văn chuyên nghiệp.  

Năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, Ngô Tất Tố tham gia vào Ủy ban Giải phóng ở xã Lộc Hà quê ông. Đến năm 1946, ông gia nhập Hội Văn hóa Cứu quốc và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp. Thời gian này Ngô Tất Tố đảm nhiệm cương vị Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ Việt Bắc, hoạt động ở Sở thông tin Khu XII, tham gia viết các báo Cứu quốc Khu XII, Thông tin Khu XII, Tạp chí Văn nghệ, báo Cứu quốc trung ương và trực tiếp cầm bút viết văn.

Năm 1948, tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất, Ngô Tất Tố được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam.

Ngày 20 tháng 4 năm 1954, Ngô Tất Tố qua đời do bệnh huyết áp cao tại Yên Thế (Bắc Giang), trước ngày giải phóng Điện Biên Phủ chỉ hơn nửa tháng.

Ngô Tất Tố là một tên tuổi lớn và xuất sắc thuộc thế hệ lớp đầu của nền văn hóa Quốc ngữ giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20. 
Ông là người đã có đóng góp to lớn và là một trong những người đặt nền móng cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Sự nghiệp của Ngô Tất Tố đa dạng, phong phú và đạt đến tầm xuất sắc trên 5 lĩnh vực lớn: văn học, báo chí, khảo cứu, dịch thuật và dịch lý. 
 
Năm 1996, Ngô Tất Tố được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về Văn học Nghệ thuật.

Sách của Ngô Tất Tố 


Lều chõngLều chõng
Tải sách

Mua sách 

Tắt đènTắt đèn
NXB Văn Học, 2022
Mua sách


Đường ThiĐường Thi 
NXB Tân Dân, 1940
Tải sách

Hoàng Lê nhất thống chíHoàng Lê nhất thống chí 
Tải sách
Mua sách

Phê bình Nho giáo Trần Trọng KimPhê bình Nho giáo Trần Trọng Kim
NXB Mai Lĩnh, 1940
Tải sách


Kinh DịchKinh Dịch
NXB Văn Học, 2022
Mua sách

Mặc TửMặc Tử 
NXB Mai Lĩnh, 1942
Tải sách  

Tập án cái đìnhTập án cái đình
NXB Văn Học, 2022
Mua sách

Việc làngViệc làng
NXB Hội Nhà Văn, 2022
Mua sách

Tuyển tập Ngô Tất TốTuyển tập Ngô Tất Tố
NXB Văn Học, 2016
Mua sách


Trích dẫn hay của Ngô Tất Tố 



"Lều chõng với nước Việt Nam chẳng khác một đôi tạo vật đã chế tạo đủ các hạng người hữu dụng hay vô dụng. Chính nó đã làm cho nước Việt Nam trở nên một nước có văn hóa. Rồi lại chúng nó đã đưa nước Việt Nam đến chỗ diệt vong. Với chúng, nước Việt Nam trong một thời kỳ rất dài kinh qua nhiều cảnh tượng kỳ quái, khiến cho người ta phải cười, phải khóc, phải rụng rời hồn vía."

Ngô Tất Tố, Thời vụ số 109 ra ngày 10-3-1939

"Thằng Dần với bộ mặt thìu thịu, bỏ đống rễ khoai đứng dậy lùng bùng:

- Nhặt mãi từ sáng đến giờ mới được ba mẫu khoai ranh! Con không phải tội mà bới nữa. U đi mua gạo mau lên! Hàng xóm nấu cơm trưa rồi, nhà ta vẫn chưa ăn cơm sáng! Chúng con đói quá!

Ngó con một cách đau đớn, chị Dậu ngọt ngào:

- Con hãy cố nhặt thêm vài chục mẫu nửa, rồi chị nó luộc cho ăn, chứ u làm gì có tiền đông gạo?

Thằng bé phụng phịu:

- Hôm qua và hôm kia u bán hai gánh khoai lang được năm hào mà... đã tiêu gì đâu!

Vừa nói nó vừa tung tăng chạy đến cạnh mẹ, toan lần dải yếm của mẹ. Cái Tý thỏ thẻ khuyên em:

- Tiền bán khoai còn phải để dành đóng sưu cho ông Lý chứ? Dễ được đem mà mua gạo đấy hẳn? Em có đói thì hãy ăn tạm củ khoai sống vậy!

Câu nói nghĩa lý của con bé bảy tuổi, hình như có một sức mạnh thần bí, khiến cho chị Dậu hai hàng nước mắt chạy quanh."

Ngô Tất Tố, Tắt đèn



 
Bình luận (0)