Tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam là tờ báo nào | Atabook.com
Cập nhật lần cuối vào ngày 11/01/2023

Right Đúng, tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên là tờ Gia Định Báo


Gia Định báo là tờ báo đầu tiên được xuất bản bằng chữ Quốc ngữ, chính thức ra mắt vào ngày 15 tháng 04 năm 1865 tại Sài Gòn. Người khởi xướng cho việc ra đời của Gia Định báo là Trương Vĩnh Ký.

Nội dung chính của Gia Định báo ban đầu gồm 2 phần: công vụ và tạp vụ. Phần công vụ chuyên về các vấn đề chính trị, pháp lý, công quyền, đăng các công văn, nghị định, thông tư, đạo dụ của chính quyền thực dân; còn phần tạp vụ gồm các tin tức địa phươngtrên các lĩnh vực: kinh tế, tôn giáo, văn hóa – xã hội.

Sau này, Gia Định báo mở rộngthêm các phần khảo cứu, nghị luận, gồm các bài dịch thuật, sưu tầm, khảo cứu, sáng tác thơ, văn, lịch sử, truyện cổ tích, ...

Gia Định Báo năm 1866
 
Ngay từ những số Gia Định báo đầu tiên và sau đó đã có những cây bút thường xuyên xuất hiện như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, Tôn Thọ Tường… Họ là những nhà báo tiên phong nổi tiếng, góp công lớn tronglịch sử báo chí Việt Nam 1865 – 1945.

Gia Định báo là một trong những tờ báo tồn tại rất lâu đời (45 năm tính từ số đầu tiên ra mắt vào 15/04/1865 và đình bản vào ngày 01/01/1910); tuy nhiên, chưa ai xác định được trong thời gian đó Gia Định Báo đã phát hành tất cả bao nhiêu số.

Câu 7: Tên gọi "chữ quốc ngữ" được sử dụng lần đầu tiên vào năm nào?

Stick 1651


Stick 1867

Stick 1878
Bình luận (0)