Kinh Thi, trọn bộ 3 tập (NXB Đà Nẵng, 2003) - Khổng Tử, dịch giả Tạ Quang Phát, 1914 trang | Atabook.com
93 lượt download

Kinh Thi (trọn bộ 3 tập)


Tác giảKhổng Tử
Dịch giả: Tạ Quang Phát
Nhà xuất bản: NXB Đà Nẵng
Năm xuất bản: 2003
Số trang: 1914 trang (3 tập)
Thể loạiVăn Hóa - Tôn Giáo

Kinh Thi (Khổng Tử)
 

Cuốn Kinh Thi của Khổng Tử (trọn bộ 3 tập) trên AtaBook được ấn hành bởi NXB Đà Nẵng năm 2003, qua bản dịch của Tạ Quang Phát.


Kinh Thi là một bộ tổng tập thơ ca của Trung Quốc, một trong năm bộ sách kinh điển của Nho giáo. Trong Luận ngữ, Khổng tử có nói: "Không học Thi làm sao biết ăn nói" (bất học Thi, vi dĩ ngôn). Có thể tưởng tượng thời của ông, người ta thường hay mượn cách nói, cách ví von và trích dẫn từ Kinh Thi.

Kinh Thi được ví như một bức tranh miêu tả toàn cảnh về xã hội đương thời, từ lịch sử, phong tục tập quán, tình trạng xã hội và chế độ chính trị của Trung Quốc thời Chu cho đến sông núi, cây cỏ, chim thú... Nghệ thuật của Kinh Thi cũng rất đặc sắc, nhất là phương pháp "phú", "tỉ", "hứng" và lối trùng chương điệp ngữ rất có ảnh hưởng đến đời sau. Bên cạnh đó, Kinh Thi còn là là tài liệu giáo dục quan trọng, trở thành giáo trình chính thức cho tầng lớp Nho học trong xã hội suốt hai nghìn năm phong kiến.

Vì vậy, khi tìm hiểu thơ ca nói riêng và cổ học nói chung, thiết nghĩ chúng ta cũng nên tham khảo Kinh Thi, ít nhất là để hiểu thêm về những điển tích, thành ngữ xuất phát từ Kinh Thi.

Kinh Thi là bộ sách gồm có những câu ca dao rất cổ của Trung Hoa. Nguyên nhan đề sách ấy là Thi chứ không có chữ Kinh. Người đời sau thêm vào chữ Kinh vì cho rằng sách ấy đã được Khổng Tử san định.

Kinh Thi gồm 311 thiên. Trong số đó, chỉ có 305 thiên là đầy đủ, còn sáu thiên kia có đề mục nhưng không có lời. 

Về đời Hán, có bốn bản Kinh Thi xuất hiện nhưng còn truyền đến nay là bản của Mao công, gồm có 3 phần:

A – Quốc phong: là những bài ca dao của các dân tộc nước chư hầu, đã được nhạc quan sưu tập. Quốc phong có 160 thiên, chia làm 15 quyển, mỗi quyển một nước, gồm có:

1. Chính phong: Chu nam và Thiệu nam

2. Biến phong: Bội phong, Dung phong, Vệ phong, Vương phong, Trịnh phong, Tề phong, Nguỵ phong, Đường phòng, Tần phong, Cối phong, Tào phong, Mân phong.

B – Nhã: nghĩa là đính chính, gồm những bài hát ở triều đình. Nhã chia làm 2 phần:

1. Tiểu nhã: những bài dùng trong trường hợp không quan trọng lắm như các buổi yến tiệc (74 thiên)

2. Đại nhã: những bài dùng trong trường hợp qaun trọng như khi Thiên tử họp các vua chư hầu hoặc tế ở miếu đường (31 thiên)

C – Tụng: nghĩa là ngợi khen, gồm những bài ca tụng các vua đời trước và dùng để hát ở chốn miếu đường. Tụng gồm tất cả 40 thiên, chia làm:

1. Chu tụng: 31 thiên

2. Lỗ tụng: 4 thiên

3. Thương tụng: 5 thiên

Bản dịch bộ Kinh Thi gồm 3 quyển: quyển Thượng (cuốn Kinh Thi I), quyển Trung và quyển Hạ (cuốn Kinh Thi II)

Quyển Thượng có 160 thiên gồm thơ Quốc phong (Chính phong và vệ phong) của những nước Chu nam, Thiệu nam, Bội, Dung, Vệ, Vương, Trịnh, Tề, Nguỵ, Đường, Rần, Trần, Cối, Tào, Ban.

Quyển Trung có 81 thiên gồm thơ Tiểu nhã.

Quyển Hạ có 70 thiên, gồm thơ Đại nhã và thơ Tụng (Chu tụng, Lỗ tụng và Thượng tụng)

 
Nếu Quý vị thấy tài liệu này có giá trị, hãy mời chúng tôi một tách cà phê nhé! 


Nhấp vào chữ Download bên dưới để tải về miễn phí ebook PDF scan Kinh Thi của Khổng Tử qua bản dịch của Tạ Quang Phát do NXB Đà Nẵng ấn hành năm 2003 trên Atabook.com 
 
Download
Bình luận (0)