Thiếu gia là gì? Thiếu gia có phải là con của đại gia | Atabook.com
Cập nhật lần cuối vào ngày 10/10/2023

Thiếu gia là gì? 

Quang Nguyễn
Quang Nguyễn 
 

Thiếu gia là danh ngữ hiện được hiểu một cách phổ biến dùng để chỉ thanh niên trẻ tuổi sinh ra trong gia đình giàu có và là con trai của đại gia.


Thiếu gia là gì

Tuy nhiên, về từ nguyên, cách hiểu trên là không đúng vì xét về mặt tạo nghĩa, thiếu giađại gia chẳng liên quan gì với nhau cả!

Trước khi phân tích về thiếu gia, chúng ta thử tìm hiểu xem đại gia có nghĩa là gì để biết lý do tại sao người ta gắn thiếu gia vào với đại gia!

Thiếu gia không phải là con của đại gia!

Đại gia là một danh ngữ Hán Việt bắt nguồn từ tiếng Hán ghi bằng chữ 大家 (bính âm: dàjiā) được Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng giảng: “Nhà quyền quý – Bậc học giả nổi tiếng”.

Còn theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên), đại gia có nghĩa là “dòng họ lớn có tiếng tăm thời trước”. 

Như vậy, có thể thấy ý nghĩa thực sự của đại gia không hẳn mang nghĩa tiêu cực như hiện nay với hình ảnh gắn liền với người đẹp, kiều nữ mà là một thế gia vọng tộc, một bậc chuyên gia, tác gia nổi tiếng (chẳng hạn như Đường Tống bát đại gia 唐宋八大家). 

Về danh ngữ thiếu gia, nếu xét theo mối quan hệ tương ứng với đại gia như cách hiểu hiện nay thì trong Hán ngữ, thiếu gia sẽ viết là 少; trong đó, thiếu 少 nghĩa là người trẻ tuổi (như trong thiếu niên 少年); nhưng thật ra Hán ngữ không tồn tại từ này, mà chỉ có thiếu da .  

Thiếu da là từ được đầy tớ, gia nhân trong nhà dùng để gọi con trai của chủ mà chúng ta hay nghe trong các phim xưa là cậu chủ.

Còn cha của thiếu da (= cậu chủ) thì được gia nhân gọi là lão da 老爺.

Liên quan đến chữ da 爺 (chữ d- chứ không phải gi- của gia ) tương ứng với các danh xưng lão da, thiếu da còn có đại da 大爺 nghĩa là ông lớn, cụ lớn; và cũng dùng để chỉ vai bác (anh của cha) hoặc người đàn ông lớn tuổi hơn mình.

Tóm lại, thiếu da爺 là con của lão da 老爺 và chẳng liên quan gì đến đại gia về mặt tạo nghĩa cả.

Việc viết nhầm thiếu da thành thiếu gia có thể xem là hình thức biến âm lỗi mà nguyên nhân thuộc về tính đồng âm trong tiếng Việt khi phát âm giống nhau hai từ dagia ([za] và [ja]).

Nếu xét theo từ nguyên thì thiếu gia có thể xem là một từ vô nghĩa. Tuy nhiên, những trường hợp này buộc phải chấp nhận trong tiếng Việt hiện nay vì cơ hội sửa sai gần như bằng không bởi tính phổ biến của nó. 

 
Bình luận (0)