"Ma tà: lính canh tuần. (Tiếng Malais, kêu theo đã quen)" [1]
- Huình Tịnh Paulus Của, Đại Nam Quấc Âm Tự Vị. [2]
"Ma tà: Lính cảnh sát ở Nam Kỳ, gọi theo tiếng Mã-lai" [3]
- Hội Khai Trí Tiến Đức, Việt Nam Tự Điển. [4]
"Lính mã tà: Chơn xanh mắt ếch, lính Việt Nam dưới quyền San-đầm Pháp [5], dùng canh gác ở các tỉnh Nam Việt. Cảnh sát ở các đô thị"
- Lê Văn Đức, Việt Nam Tự Điển. [6]
"Mã tà: (nói tắt mata-mata Malaysia). Lính gác đường thời Pháp thuộc. Toán mã tà đi tuần"
- Lê Ngọc Trụ, Tầm Nguyên Tự Điển Việt Nam. [7]
"Mã tà: (cũng nói ma tà). Cảnh sát thời thực dân Pháp. Lính mã tà"
- Viện Ngôn Ngữ Học (Hoàng Phê chủ biên), Từ Điển Tiếng Việt. [8]
"Mã tà: phiên âm theo tiếng Ma-lai-xi-a: mata: lính cảnh sát"
- Ngữ Văn 11, Chú thích Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. [9]
"Mã tà: Chỉ chung bọn lính Tây ô hợp, da đen, thời thực dân Pháp"
- Huỳnh Công Tín, Từ Điển Từ Ngữ Nam Bộ. [10]
"Mã tà: lính đánh thuê, người Mã Lai, trong hàng ngũ quân đội Pháp"
- Bảo Định Giang, Thơ văn yêu nước Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. [11]
Ngoài ra, có ý kiến khẳng định Mã Tà hay Ma Tà là từ dùng để chỉ Bạch Quỷ 白鬼 trong tiếng Mân Nam (Trung Quốc). Cụ thể, người Mân Nam dùng chữ Tà Ma 衺魔 hoặc Ma Tà 魔衺 để gọi ác quỷ mà Phật giáo gọi là Mara, ký âm thành Ma la 魔羅. Căn cứ theo đó, ý kiến này cho rằng chữ mã tà mà Nguyễn Đình Chiểu dùng trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là để chỉ bọn lính mũi lõ. [12]
Theo thiển ý của chúng tôi, mã tà hay ma tà là từ dùng để gọi lính bản xứ người Việt thời Pháp thuộc được huấn luyện và chỉ huy bởi người Pháp để phân biệt với lính của nhà Nguyễn thời bấy giờ dưới quyền chỉ huy của triều đình Huế. Lực lượng lính bản xứ này mặc dù đóng các vai trò khác nhau tùy theo từng giai đoạn lịch sử và tùy theo mục đích sử dụng của người Pháp (như lính đánh thuê, lính cảnh sát, lính bảo an, lính canh gác nhà tù, dân quân, v.v.) nhưng vẫn được "gom chung" bằng tên gọi mã tà hoặc ma tà.
Ngày 17 tháng 2 năm 1859 - thời điểm liên quân Pháp-Tây Ban Nha với hơn 2.000 quân gồm 1.000 lính pháp, 550 lính Tây Ban Nha (tức Y Pha Nho - Español), 450 lính Philippines (tức Ma ní - Manila) [13] do Đô đốc Hải quân Charles Rigault de Genouilly chỉ huy đánh chiếm thành Gia Định, mặc dù chưa ghi nhận sự xuất hiện lính đánh thuê người bản xứ nhưng đã có một số thừa sai và nhiều giáo dân phản quốc người Việt tham gia liên quân này. [14]
“Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã-tà, ma-ní hồn kinh (...); Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ. Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”.
- Tiếng Mã Lai mata-mata là từ để gọi lính cảnh sát ở Malaysia. [23]
- Từ Hán Việt mã tiếu 馬哨 đọc trệch ra, có nghĩa là lính dọ thám, lính đi dò xét. [24]
- Từ tiếng Pháp maton có nghĩa là lính canh tù, người gác trại giam. [25], [26]
- Từ matraque hoặc matraqueur trong tiếng Pháp có nghĩa là dùi cui. [27], [28]