Dầu cháo quẩy thường được làm thành một cặp dính nhau, kích thước chừng hơn nửa gang tay, cứng và giòn, không mặn cũng không ngọt. Món bánh này chay hay mặn đều dùng được.
Từ món bánh ăn sáng truyền thống ở Trung Quốc, dầu cháo quẩy đã trở nên phổ biến ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Tại sao gọi là dầu cháo quẩy (giò cháo quẩy)?
Về từ nguyên, dầu cháo quẩy là phiên âm từ tiếng Quảng Đông 油炸鬼 [jau4zaa3gwai2 / yàu cha quảy]. Ngoài ra, tùy theo phương ngữ mà cụm từ này còn có các cách phát âm khác nhau; chẳng hạn, tiếng Quan Thoại đọc là yóu zhá guǐ; tiếng Mân Nam đọc là iû cha̍h kúi; còn Khách Gia ngữ đọc là yu2za4gui3, v.v..
Khi chuyển ngữ sang tiếng Việt, ngoài cái tên dầu cháo quẩy ra, 油炸鬼 còn được phiên âm thành các tên gọi khác nữa như giò cháo quẩy, dầu chéo quẩy, dầu chá quẩy, giò chéo quẩy, ... hoặc rút gọn lại thành một từ quẩy.
Dầu cháo quẩy 油炸鬼 trong tiếng Quảng Đông có nghĩa đen là "dầu chiên quỷ" hoặc "con quỷ bị chiên trong vạc dầu". Sở dĩ tên loại bánh này có ý nghĩa khá "kinh dị" như vậy vì được cho là có liên quan đến Tần Cối 秦桧 (1090-1155) - tể tướng thời Nam Tống vốn bị coi là gian thần bán nước trong lịch sử Trung Quốc.
Cụ thể, trong chữ 油炸鬼 [yàu cha quảy)] thì âm "quảy" của chữ 鬼 (= quỷ, bính âm: guǐ3) đồng âm với "Cối" của chữ 桧 (bính âm: guì4). Vì vậy, ngoài cái nghĩa “dầu chiên quỷ” như đã nói ở trên, yàu cha quảy cũng được hiểu là "dầu chiên (Tần) Cối".
Sự tích dầu cháo quẩy (giò cháo quẩy)
Theo dân gian Trung Quốc, Tần Cối là một trong những gian thần nổi tiếng nhất trong lịch sử nước này không những vì tội phản quốc mà còn vì ông ta và vợ của mình là Vương Thị đã rắp tâm hãm hại nguyên soái Nhạc Phi 岳飛 (1103-1142) - danh tướng được hậu thế Trung Quốc coi là vị anh hùng dân tộc vĩ đại.
Miếu của danh tướng Nhạc Phi ở Hàng Châu, Trung Quốc. Ảnh: Internet
Sách hay chọn lọc về kỹ thuật làm bánh
Nếu Quý vị thấy bài viết này hữu ích, hãy mời Quang Nguyễn một tách cà phê nhé!
|