Cách gọi chú Ba, thím Bảy, ... của người Sài Gòn xưa | Atabook.com
Cập nhật lần cuối vào ngày 09/10/2023

Cách gọi chú Ba, thím Bảy, ... của người Sài Gòn xưa?

Atabook.com - Truyền bá tri thức

 

Sài Gòn vào khoảng đầu thế kỷ 20, bạn sẽ không mấy lạ lẫm khi nghe bà Chín mời mọc chú Sáu hay con Tám ly chè giải khát; hay mỗi khi ra đường lại được dặn dò cần cẩn thận tránh để anh Năm "ghé thăm", v.v..

Thời bấy giờ, cách xưng hô trong xã hội khá suồng sã và dễ chấp nhận. Ngoài thói quen gọi theo thứ bậc trong gia đình, người xưa có thể gọi thoải mái kiểu này khi tiếp xúc ngoài xã hội.

Thực tế, cách gọi trên cũng phản ánh vị trí xã hội, giai cấp thời xưa. 

Cách gọi của người Sài Gòn xưa
 
Dưới đây là thứ bậc của thầy Hai, con Tám, cô Chín, v.v. theo cách gọi của người Sài Gòn xưa.

- Hai: dùng để gọi những công chức làm việc cho chính quyền hay để chỉ thành phần trí thức nói chung, như Thầy Hai thông ngôn, thầy Hai thơ ký, v.v..

- Ba: dùng để gọi những thương gia Hoa kiều có thế lực và tiềm lực tài chính hùng mạnh, có bang hội tương trợ lẫn nhau trong việc làm ăn. Thời kỳ này, các chú Ba Tàu nhận được sự vị nể, trọng vọng lớn của dân Sài Gòn – Chợ Lớn.

- : dùng để chỉ các đại ca giang hồ, hành xử bằng luật riêng, tàn khốc nhưng có đạo nghĩa chứ không lôm côm, tạp nham như các nhóm lưu manh, hạ cấp. Bởi thế, các anh Tư dao búa thường nhận được sự nể sợ (vừa nể, vừa sợ) của giới bình dân Sài Gòn thời bấy giờ.

- Năm: tên gọi dành riêng cho nhóm lưu manh hạ cấp như móc túi, cướp giật, làm cò mồi chăn dắt mại dâm, v.v.. Mấy anh Năm đá cá lăn dưa này luôn bị dân Sài Gòn nhắc nhở nhau cẩn thận khi gặp phải.

- Sáu: dùng để gọi nhóm người chuyên giữ an ninh trật tự, thổi còi đánh đuổi người buôn gánh bán bưng, qua đó nhân cơ hội vơ vét ít tiền. Mấy thầy Sáu phú-lít (police), thầy Sáu mã tà, thầy Sáu lèo này bị dân Sài gòn thời bấy giờ ghét cay ghét đắng.

- Bảy: dùng để gọi nhóm người chuyên cho vay vốn làm ăn nhưng không “nặng lãi”, có quan hệ với quan chức nên được mọi người tín nhiệm, trong đó nổi bật nhất phải kể mấy anh Bảy Chà Và gốc Ấn rất được giới thương nhân tín nhiệm.

- Tám: dùng để gọi giới lao động nghèo, làm công việc bốc vác, gánh nước, bồng em hay phu xe kéo, v.v.. Giới này thường xuyên bị bắt nạt từ mọi phía nhưng vì chén cơm manh áo nên phải cắn răng nhịn nhục và tự khuyên nhủ nhau: “Bỏ qua đi Tám’.

- Chín: chỉ những người đi buôn bán cò con, bằng đồng vốn nhỏ lẻ tự tích cóp được; nhưng đồng thời cũng có ý chỉ các cô, các chị chuyên kinh doanh bằng “vốn tự có” của mình. 

 
Bình luận (0)