Thơ văn yêu nước Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX (Bảo Định Giang) - Atabook.com
Thơ văn yêu nước Nam Bộ (nửa sau thế kỷ XIX)
Tác giả: Bảo Định Giang
Nhà xuất bản: NXB Văn Học
Năm xuất bản: 1977
Ngày đăng: 17/03/2018
Thơ văn yêu nước Nam Bộ là một bộ phận của thơ văn yêu nước Việt Nam, nhưng nó có mặt độc đáo của nó. Đó là những thơ văn mang đặc tính của nhân dân Nam Bộ. Văn tức là người. Chúng ta đều hiểu rõ căn bản con người Nam Bộ là con người Việt Nam. Nhưng con người Nam Bộ còn mang đặc tính địa phương của nó. Qua tập sách này, chúng ta hiểu thêm văn người Nam Bộ, hiểu rõ cuộc đấu tranh trước kia và hiểu rõ triển vọng của cuộc đấu tranh ngày nay.

Trong ca dao của quần chúng cũng như trong thơ văn của sĩ phu, chúng ta thường thấy những câu "Có câu kiến nghĩa bất vi, làm người thế ấy cũng phi anh hùng", Kiến nghĩa ninh cam bất dõng vi", "kiến nghĩa bất vi vô dõng giả, lâm nguy bất cứu mạc
... Xem thêm
Giá: 75.000 đ
Hết hàng
Nhận thông báo khi có hàng
KHÔNG NHẤP VÀO NÚT "ĐẶT MUA" đối với mục Sách Mới - Bán Chạy. Hãy nhấp vào liên kết đi kèm để mua sách giá ưu đãi từ Tiki hoặc Fahasa

Thơ văn yêu nước Nam Bộ (nửa sau thế kỷ XIX)


Thơ văn yêu nước Nam Bộ là một bộ phận của thơ văn yêu nước Việt Nam, nhưng nó có mặt độc đáo của nó. Đó là những thơ văn mang đặc tính của nhân dân Nam Bộ. Văn tức là người. Chúng ta đều hiểu rõ căn bản con người Nam Bộ là con người Việt Nam. Nhưng con người Nam Bộ còn mang đặc tính địa phương của nó. Qua tập sách này, chúng ta hiểu thêm văn người Nam Bộ, hiểu rõ cuộc đấu tranh trước kia và hiểu rõ triển vọng của cuộc đấu tranh ngày nay.

Trong ca dao của quần chúng cũng như trong thơ văn của sĩ phu, chúng ta thường thấy những câu "Có câu kiến nghĩa bất vi, làm người thế ấy cũng phi anh hùng", Kiến nghĩa ninh cam bất dõng vi", "kiến nghĩa bất vi vô dõng giả, lâm nguy bất cứu mạc anh hùng", ... từ lâu đã trở thành châm ngôn và hành động của quần chúng.

Đồ Chiểu đề cao tinh thần anh dũng của nghĩa binh Cần Giuộc, nghĩa binh lục tỉnh động viên được đông đảo người noi gương ấy. Thấy Tôn Thọ Tường làm việc phi nghĩa, đầu hàng giặc, Cử Trị, Hồ Huấn Nghiệp, Bùi Hữu Nghĩa đập lại lập tức. Hành vi bồng bột của người Nam Bộ xuất phát từ mối tình cảm nồng nhiệt đối với việc nghĩa, đối với người làm việc nghĩa, cũng như nhiệt tình đấu tranh chống lại phi nghĩa, người phi nghĩa. Tình cảm bồng bột ấy cũng làm cho người Nam Bộ khó che giấu tình cảm, ý nghĩ bên trong của mình tính cởi mở, hay nói thẳng, nói thật, nghĩ sao nói vậy, ít chuộng lời văn hoa, hình thức phô trương bề ngoài.

Thơ văn Nam Bộ phản ánh đặc tính của nhân dân Nam Bộ: thơ văn đầy nhiệt tình yêu nước, tinh thần đấu tranh vì nghĩa cả, vì nước, vì dân, lời lẽ chất phác, chân thật, nông dân dễ tiếp thu. Đó là mặt tích cực, mặt độc đáo của thơ văn Nam Bộ thời đầu kháng Pháp

(Trích phần giới thiệu của nhà nghiên cứu Ca Văn Thỉnh được ông viết vào tháng 5 năm 1962, bổ sung sửa chữa tháng 7 năm 1972)

Thông Tin Chi Tiết
 
Tác giả: Bảo Định Giang (biên soạn), Ca Văn Thỉnh giới thiệu
Nhà xuất bản: NXB Văn Học
Năm xuất bản: 1977
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Khối lượng: 200 gam
Kích thước: 13x19 cm
Số trang: 316
SKU: 1870
Thông tin tác giả

Nhà thơ Bảo Định Giang tên thật là Nguyễn Thanh Danh, sinh tháng 11-1919, tại xã Mỹ Thiện (Cái Bè, Tiền Giang). Bút danh Bảo Định Giang được nhà thơ sau này kể lại như sau: "Thủ Khoa Huân bị quân Pháp đóng gông chở đi bằng thuyền xuôi dòng Bảo Định đến Mỹ Tịnh An để hành quyết. Với lòng biết ơn sâu sắc, buộc tôi chọn cái tên Bảo Định Giang đặt làm bút danh của mình trước khi bước vào cuộc chiến kháng chiến. Đó là đêm giao thừa năm 1946".

Sinh thời, ông là một "quan văn" khi kinh qua nhiều chức vụ quan trọng như Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học - Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh, Tổng Biên tập tuần báo Văn nghệ Trung ương và Tổng Biên tập tuần báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng phòng Văn nghệ Ðài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam, ...

Ông mất lúc 6 giờ 20 phút ngày 1-2-2005 tại Bệnh viện Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh).

> Xem tất cả tác phẩm của Bảo Định Giang có trên ATABOOK
Bình luận (0)
Sách khác có thể bạn quan tâm
Sách bạn đã xem