Bà Tám là danh từ dùng để chỉ chung cho những người nhiều chuyện, chuyên tọc mạch chuyện thiên hạ, không phân biệt đó là đàn ông hay đàn bà.
Khẩu ngữ bà Tám của tiếng Việt được dịch sát từ nghĩa gốc của từ 八婆 (phiên âm là “bã pó” hoặc “pát phò”) tiếng Quảng Đông. Đây là một từ mượn theo hình thức dịch vay mượn đặc biệt (a special kind of borrowing), tức là toàn bộ đơn vị cú pháp của từ đó được vay mượn, sau đó các thành phần riêng lẻ của nó được dịch sát nghĩa. Ở trường hợp này, từ 八婆 (phiên âm tiếng Hán Việt là bát bà, tiếng Anh là Eight Po) có nghĩa gốc là bà Tám. Ở Trung Quốc, đây là một từ miệt thị và xúc phạm nặng nề.
Xuất xứ thực sự của từ “bát bà” (八婆) – tức bà tám, hiện vẫn chưa rõ ràng và có nhiều giải thích khác nhau về nguồn gốc của từ này. Dưới đây là 2 cách giải thích phổ biến:
• Cách giải thích thứ nhất bắt nguồn từ câu chuyện về người phụ nữ tên là Châu Yến (朱燕) ở Hong Kong. Người phụ nữ này thứ tám trong gia đình nên thường được gọi là bà Tám. Bà Tám giúp việc cho một thương gia giàu có ở Hong Kong tên là Hồ Đông trong những ngày đầu Hong Kong về Trung Quốc (khoảng năm 1997-1998). Vào thời điểm đó, Hong Kong vẫn còn khá nhiều người Anh sinh sống. Có lần, một doanh nhân người Anh muốn có được những bí mật kinh doanh của gia đình họ Hồ nên đã mua chuộc Châu Yến. Bị lóa mắt bởi đồng tiền, bà Tám Châu Yến đã bán bí mật của gia đình Hồ Đông cho vị doanh nhân người Anh nọ. Vụ việc sau đó bị vỡ lỡ, hành vi của Châu Yến đã bị dư luận chỉ trích nặng nề. Lúc đó, mỗi khi nhắc đến bà Tám Châu Yến là mọi người đều khinh bỉ, miệt thị. Dần dần, thuật ngữ bà Tám phổ biến với nghĩa tiêu cực chỉ những người phụ nữ ngốc nghếch, tọc mạch và lan sang Trung Quốc đại lục, Macau, Đài Loan, ...
• Cách giải thích thứ hai xuất phát từ 8 loại nghề nghiệp của những phụ nữ ở tầng lớp thấp ngày xưa, gồm: