Sự khốn cùng của triết học
Một trong số các tác phẩm đầu tiên của Mac (1847 - viết bằng tiếng Pháp) nhằm chống lại những quan điểm của chủ nghĩa vô chính phủ được nhà triết học, kinh tế học Pháp Pruđông (P. J. Proudhon) đưa ra trong cuốn “Hệ thống những mâu thuẫn kinh tế hay là triết học của sự khốn cùng” (1846). Trong tác phẩm “SKCCTH”, khi trình bày những nguyên lí của chủ nghĩa xã hội khoa học, Mac đã kịch liệt phê phán và vạch trần tính chất phản khoa học và giả dối trong những lời lẽ“biện chứng” của Pruđông. Theo Mac, phương pháp của Pruđông dùng để phân tích và giải quyết những mâu thuẫn kinh tế của chủ nghĩa tư bản chỉ là sự lừa bịp trong khoa học và sự dung hoà về chính trị. Pruđông không hiểu được vai trò, tầm quan trọng cùng tiềm năng cách mạng lật đổ xã hội cũ của giai cấp vô sản trong xã hội hiện tại, mà chỉ thấy sự khốn cùng trong sự khốn cùng của họ. Mac phê phán Pruđông bắt chước phép biện chứng của Hêghen F. (F. Hegel), nhưng lại không hiểu gì về Hêghen, đồng thời ông phê phán luôn cả phép biện chứng duy tâm của Hêghen. Mac nêu rõ phép biện chứng của ông là dựa trên quan niệm duy vật về hiện thực, từ lập trường đó ông phân tích một cách khoa học mâu thuẫn đối kháng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, vạch ra nguyên nhân sự khốn cùng của người lao động là sự bóc lột của tư bản. Mac cũng nêu lên rằng trong xã hội tư bản đã sinh ra một giai cấp mới là giai cấp vô sản; bằng cách tổ chức lại, tự giáo dục, tự rèn luyện và đấu tranh, giai cấp vô sản sẽ lật đổ chế độ tư bản, thủ tiêu mọi áp bức bóc lột, xây dựng một xã hội không còn giai cấp và đối kháng giai cấp - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Thông Tin Chi Tiết
Tác giả: Mac
Nhà xuất bản: NXB Sự thật Hà Nội
Năm xuất bản: 1988
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Khối lượng: 210 gam
Kích thước: 15x22.5 cm
Số trang: 240